Có những trẻ mới vài ngày tuổi bị đục thủy tinh thể. Thậm chí có trẻ chỉ mới vài tháng tuổi đã bị đục thủy tinh thể hoàn toàn.
Theo các bác sĩ, khi phát hiện trẻ mắc đục thủy tinh thể, cần phải phẫu thuật khẩn cấp để tránh nhược thị cho trẻ. Chức năng nhìn sau phẫu thuật sẽ được điều chỉnh bằng kính quang học.
Bệnh nguy hiểm
Mặc dù đục thủy tinh thể (ĐTTT) ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp trong nhãn khoa nhưng rất ít phụ huynh nhận biết để đưa con đi khám. Bệnh viện Mắt Trung ương từng ghi nhận có những trẻ mới vài ngày tuổi bị đục thủy tinh thể (ĐTTT). Thậm chí có trẻ chỉ mới vài tháng tuổi đã bị ĐTTT hoàn toàn do cha mẹ không phát hiện ra những bất thường trong mắt của con mình.
Bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung ương, cho hay ĐTTT bẩm sinh hoặc ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện ngay sau khi sinh, hoặc tiến triển trong những năm đầu của cuộc đời. Có hai nguyên nhân chính là do di truyền (tỷ lệ khoảng 10% - 25%) hoặc bị nhiễm khuẩn trong thời kỳ người mẹ thai nghén, đặc biệt là các bệnh do virus (rubeon, herpes, cúm, quai bị...). Khác với người lớn, ĐTTT ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (dưới 8 tuổi) gây cản trở lớn cho sự phát triển chức năng thị giác, thường dẫn đến nhược thị.
Tiến sĩ Lê Thúy Quỳnh, Phó trưởng khoa Mắt trẻ em, Bệnh viện Mắt Trung ương, cảnh báo khi phát hiện đồng tử (con ngươi) trong mắt trẻ có màu trắng đục, phải đưa trẻ tới bệnh viện chuyên khoa để khám ngay. Bởi ngoài ĐTTT, trẻ có thể mắc bệnh nguy hiểm khác là ung thư võng mạc.
Cần phẫu thuật sớm
Theo bác sĩ Cương, ĐTTT có thể xảy ra ở một mắt hoặc cả hai mắt. Tuy nhiên điều quan trọng là cần phát hiện sớm và phẫu thuật gấp để phục hồi thị lực. Mặc dù phẫu thuật đạt kết quả cao nhưng vẫn có thể xảy ra biến chứng như xuất huyết, nhiễm khuẩn, bong võng mạc và glôcôm.
Sau khi lấy thủy tinh thể đục, cần thiết phải điều chỉnh quang học cho con mắt bằng cách đeo kính có dùng kính hội tụ công suất khoảng +9 đến +12 đi-ốp. Cần phải chăm sóc, vệ sinh kính và phải biết phát hiện những dấu hiệu không bình thường để báo cho bác sĩ. Hiện nay, việc đặt thể thủy tinh nhân tạo là xu hướng mới nhất. Thể thủy tinh nhân tạo nằm ở vị trí tự nhiên của thủy tinh thể tạo điều kiện tốt nhất để nâng cao thị lực và phục hồi chức năng thị giác.
Các bác sĩ khuyến cáo, nên kiểm tra mắt cho trẻ bằng cách chiếu đèn, quan sát đồng tử. Nếu thấy trong đồng tử có ánh trắng thì bắt buộc phải đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt. Nên theo dõi phản xạ nhìn của bé, nếu đến 2 - 3 tháng tuổi mà bé vẫn chưa biết nhìn theo tay mẹ khi di chuyển đồ vật cũng là dấu hiệu bất thường về mắt.
Thứ bảy, 28 Tháng 7 2012 12:15
Thứ tư, 25 Tháng 7 2012 08:59
Thứ sáu, 20 Tháng 7 2012 16:02
Thứ tư, 18 Tháng 7 2012 15:02
Thứ ba, 17 Tháng 7 2012 14:52
Thứ ba, 17 Tháng 7 2012 12:29
Thứ tư, 30 Tháng 11 2011 06:41
Thứ tư, 30 Tháng 11 2011 03:57
Thứ tư, 18 Tháng 7 2012 15:02
Thứ ba, 17 Tháng 7 2012 12:29
Thứ tư, 25 Tháng 7 2012 08:59
Chủ nhật, 04 Tháng 12 2011 13:13