Bệnh Glocom

Thứ ba, 06 Tháng 3 2012 08:39

Bình thường để có thể nhìn được mọi vật và duy trì hình dạng nhãn cầu, trong mắt phải có một áp lực nhất định gọi là nhãn áp (từ 16-25mm thuỷ ngân). Khi nhãn áp tăng hơn giới hạn bình thường gọi là bệnh Glocom (thiên đầu thống). Nguyên nhân chính là lưu thông thủy dịch từ mắt ra ngoài bị giảm sút, nếu không điều trị kịp thời bệnh nhân sẽ rất dễ bị mù lòa.

1. Triệu chứng của bệnh Glocom:

- Mờ mắt sẽ gặp ở tất cả các dạng và mọi bệnh nhân bị bệnh Glocom.
- Đau đầu, nhức mắt dữ dội, hoặc buồn nôn, nhìn đèn có quầng xanh đỏ như cầu vồng.
- Thu hẹp tầm nhìn xung quanh (hẹp thị trường).
- Nhãn áp cao hơn bình thường.
- Tổn thương thần kinh thị giác tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh.
Ngoài ra còn có các triệu chứng khác xuất hiện tuỳ theo từng trạng thái của bệnh.


 

2. Những ai có thể bị bệnh Glocom:
- Bệnh Glocom thường phát triển ở người lớn tuổi.
- Trẻ sơ sinh cũng có thể mắc bệnh gọi là Glocom bẩm sinh.
- Bệnh Glocom có thể gặp do biến chứng của các bệnh như: bệnh tiểu đường, bệnh đục thể thủy tinh quá chín, viêm màng bồ đào, chấn thương mắt...
- Những người trong gia đình có bố mẹ, anh, chị em ruột mắc bệnh Glocom

 

3. Phòng bệnh:
Để phòng bệnh Glocom nên đi khám định kỳ tại chuyên khoa mắ nhằm phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn càng sớm càng tốt, và đặc biệt chú ý tới những người nằm trong nhóm những người có thể mắc bệnh.

 

4. Điều trị bệnh glocom: Điều trị bệnh là điều hết sức cần thiết để giúp bệnh nhân giữ được thị lực hiện có và tránh khỏi mù loà.
Các phương pháp điều trị:

 

a) Phương pháp điều trị bằng thuốc:
Được áp dụng khi nhãn áp của bệnh nhân có thể điểu chỉnh xuống mức bình thường bằng thuốc tra. Cần lưu ý khi bệnh nhân bị bệnh tim mạch huyết áp, hen xuyễn….không được phép dùng thuốc tra, mà phải điều trị bằng phẫu thuật.

 

b) Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật:
Tùy theo từng trường hợp cụ thể bệnh nhân được áp dụng các phương pháp phẫu thuật khác nhau như:
- Cắt mống mắt ngoại vi bằng laser IAG để hạn chế xuất hiện cơn Glocom, tạo sự cân bằng của thuỷ dịch (trong bệnh Glocom góc đóng). Nếu mổ bằng laser bệnh nhân có thể xuất viện ngay sau thời gian rất ngắn.
- Cắt bè củng mạc khi nhãn áp không điều chỉnh được bằng thuốc tra. Đặc biệt trong bệnh Glocom góc mở chúng tôi sử dụng phương pháp cắt củng mạc sâu bằng laser với công nghệ mới nhất trên thiết bị hiện đại như Seleta Luminic, phương pháp này đã được áp dụng thành công nhiều năm ở Tổ hợp MNTK Fyodorov Liên bang Nga với mỗi năm trên 2000 ca. Phương pháp độc đáo này của MNTK Fyodorov có rất nhiều ưu điểm:
- Bệnh nhân không phải nằm viện.
- 1 => 2 ngày sau mổ có thể sinh hoạt bình thường.
- Do không phải can thiệp vào nội nhãn nên hạn chế được nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, xẹp tiền phòng, chảy máu tiền phòng, đục thể thủy tinh…

 

5. Những điều căn bản khi chẩn đoán và điều trị bệnh Glocom:
1 - Cần phát hiện bệnh càng sớm càng tốt, bởi nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ phát triển nhanh và dẫn đến mù lòa.
2 - Với bất cứ phương pháp điều trị bệnh Glocom nào đều hướng tới việc giảm nhãn áp. Cần lưu ý rằng nhãn áp rất khác biệt ở mỗi người và nó thay đổi theo thời gian và tuổi tác.
3 - Các loại thuốc biệt dược không thể phục hồi được trạng thái cân bằng của thủy dịch mà phải áp dụng phẫu thuật mổ thì vấn đề của mắt sẽ được giải quyết trong nhiều năm mà không phải dùng thuốc hoặc giảm chế độ nhỏ thuốc.
4 - Tại bệnh viện mắt Quốc tế Việt - Nga chúng tôi có thể đồng thời có thể phẫu thuật thay thể thủy tinh và phẫu thuật Glocom nếu bệnh nhân cùng mắc cả 2 chứng bệnh.
5 - Sau phẫu thuật Glocom Bệnh viện chúng tôi còn áp dụng rộng rãi các phẫu thuật bổ sung, các phương pháp nội khoa nhằm tăng cường tuần hoàn máu cung cấp cho hệ thần kinh thị giác và giác mạc không phụ thuộc vào các trạng thái mắc bệnh. Điều này cho phép ổn định các chức năng thị giác và đại đa số các trường hợp thị lực sẽ được nâng cao.
 

Thêm bình luận

Chúng tôi khuyến khích bạn viết Tiếng Việt có dấu


Mã bảo mật
Lấy mã khác

     
chia sẻ với bạn bè