Trong sinh hoạt và lao động hàng ngày, rất có thể bạn sẽ bị tình trạng dị vật vào mắt. Tính chất của dị vật, vị trí gây tổn thương trong mắt, cũng như mức độ trầm trọng rất đa dạng. Có thể chỉ là những hạt cát,bụi trung tính vào trong kết mạc gây cộm, đỏ mắt, chảy nước mắt. Trong trường hợp này, nếu bạn rửa trôi dị vật bằng nước sạch xong là có thể thấy dễ chịu ngay. Cẩn thận hơn, bạn tra một loại kháng sinh tại chỗ để phòng nhiễm khuẩn là có thể an tâm.
Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp dị vật mắt lại không đơn giản như vậy. Nếu dị vật đó là vôi bột, việc rửa nước có thể làm bỏng mắt gây mù lòa. Nếu dị vật đó làm tổn thương giác mạc của bạn ( tạm hiểu là vùng lòng đen của mắt ), thì nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách cũng có thể gây những biến chứng như viêm loét giác mạc, thủng giác mạc. Trong trường hợp dị vật có nguồn gốc thực vật ( một hạt thóc chẳng hạn), thì bạn đã có nguy cơ bị viêm loét giác mạc do nấm, việc điều trị đòi hỏi thời gian rất lâu và thường để lại biến chứng sẹo giác mạc gây giảm thị lực. Nặng nề hơn, nếu dị vật gây ra trong quá trình lao động công nghiệp ( rất thường gặp ở những người làm nghề cơ khí), thì còn có nguy cơ dị vật đi sâu vào nội nhãn gây tổn thương các cấu trúc bên trong nhãn cầu. Còn một loại " dị vật " đặc biệt nữa, đó chính là chiếc kính áp tròng mà một số người sử dụng. Sử dụng kính áp tròng mà không tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh cũng có thể khiến cho giác mạc bị tổn thương dẫn tới bệnh lý viêm loét giác mạc.
Nguy hiểm là vậy, nhưng nhiều người trong chúng ta thường xử lý dị vật vào mắt theo cách đơn giản nhất: Rửa nước, tự mua thuốc tra, tự lấy dị vật. Việc rửa mắt có thể gây bỏng mắt nếu dị vật có tính kiềm như vôi, xi măng. Nhân viên các quầy thuốc phần lớn chỉ có trình độ trung cấp dược, càng không có trình độ về nhãn khoa, thường tư vấn các loại thuốc có chứa Corticosteroid càng làm tình trạng tổn thương giác mạc trầm trọng thêm. Việc tự lấy dị vật giác mạc tại nhà hoàn toàn có thể dẫn tới thủng giác mạc.
Do vậy, lời khuyên của chúng tôi trong trường hợp này là: Hãy đến khám tại các cơ sở y tế, tốt nhất là đến cơ sở nhãn khoa khi bị dị vật vào mắt. Đặc biệt trong trường hợp thị lực giảm, mắt thấy cộm, chảy nước mắt nhiều, sợ ánh sáng hoặc dị vật có nguồn gốc nông nghiệp thì việc đến khám tại bác sỹ Nhãn khoa là bắt buộc. Việc rửa mắt phải hết sức thận trọng, trừ phi bạn chắc chắn được rằng dị vật không phải là vôi bột hoặc các chất kiềm tính khác. Việc tự mua thuốc điều trị hoặc tự lấy dị vật khỏi giác mạc hoàn toàn không nên làm.
Để phòng dị vật vào mắt, trong quá trình lao động, đặc biệt là lao động công nghiệp có nguy cơ cao như ngành cơ khí,xây dựng, nhất thiết phải có kính bảo hộ.
Thứ bảy, 28 Tháng 7 2012 12:15
Thứ tư, 25 Tháng 7 2012 08:59
Thứ sáu, 20 Tháng 7 2012 16:02
Thứ tư, 18 Tháng 7 2012 15:02
Thứ ba, 17 Tháng 7 2012 14:52
Thứ ba, 17 Tháng 7 2012 12:29
Thứ tư, 30 Tháng 11 2011 06:41
Thứ tư, 30 Tháng 11 2011 03:57
Thứ tư, 18 Tháng 7 2012 15:02
Thứ ba, 17 Tháng 7 2012 12:29
Thứ tư, 25 Tháng 7 2012 08:59
Chủ nhật, 04 Tháng 12 2011 13:13