Đi khám bác sĩ kết luận chị bị viêm bờ mi, phải thường xuyên vệ sinh mắt và dùng kháng sinh.
Trước đó, chỉ vì tật hay dụi mắt mà hàng mi vốn ngắn, mỏng của chị Dương càng trở nên thưa thớt hơn. Trong một lần đi gội đầu, thấy chủ cửa hàng gợi ý dán mi giả để có hàng mi cong dày, giá cả lại rẻ chỉ vài chục nghìn, chị cũng muốn thử.
"Lúc ngồi làm mình đã có cảm giác mắt nóng nóng, cay cay nhưng nghĩ người ta dán ở phía ngoài mắt thì không thể ảnh hưởng đến mắt nên cố chịu. Làm xong thì thấy đúng là mắt trông long lanh thật, hàng mi dài, cong, thế nhưng mắt nặng như đeo phải quả tạ, chưa kể còn bị viêm nhiễm đến là mệt", chị Dương thở dài nói.
May mắn không bị đỏ mắt như chị Dương, nhưng Thu, 20 tuổi, sinh viên một trường đại học tại Hà Nội cũng phải từ bỏ giấc mơ có hàng mi dài, cong vút nhờ nối mi.
"Người ta dùng một loại keo để gắn mi giả vào chân mi thật. Không hiểu tại thuốc hay tại mình không biết giữ mà cứ cách ngày lại thấy lông mi rụng, mà rụng là lại ra hàng sửa. Lúc tắm gội thì nước cứ chảy thẳng vào mắt, rất khó chịu. Không chịu được, nên mình lại đi gỡ hàng mi giả ra", Thu nói.
Bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung ương (Hà Nội) cho biết, những trường hợp bị tai nạn sau khi dán mi như trên không phải là hiếm gặp. Ngày nay những dịch vụ làm dày mi, dài mi khá phổ biến, có thể làm ở bất kỳ đâu, thẩm mỹ viện thậm chí ở cả những hàng cắt tóc, gội đầu. Đây là một phương pháp làm dài lông mi bằng cách nối một sợi mi từ bên ngoài vào chính sợi mi thật bằng một loại keo dính đặc biệt.
Nếu thi thoảng trong những dịp đặc biệt, chị em đi nối mi thì cũng không gây ra vấn đề gì lớn cho mắt. Điều quan trọng là nên tẩy trang kỹ để các hóa chất, hạt bụi li ti khỏi chui vào mắt.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là keo dán lông mi đó có phải là keo sinh học không. Nếu không chất keo sẽ tích tụ bụi bẩn, giúp vi sinh vật gây bệnh phát triển, gây kích ứng cho mắt. Thực tế, keo sinh học khá đắt, gồm các thành phần như" fibrin, collagene, hystoacryl nên không thể có cái giá 20.000 đến 30.000 đồng một lọ, bác sĩ Cương cho biết.
Bên cạnh đó, trong quá trình nối mi, các cụng cụ làm không đảm bảo có thể gây nhiễm độc nang lông, mất chất mỡ bóng của lông mi, gián đoạn tuần hoàn lông mi. Hậu quả là sẽ gây rụng lông mi nhất thời hoặc vĩnh viễn. Chị em cũng rất có thể nhiễm thêm các bệnh thường có trên bờ mi như viêm bờ mi do cầu khuẩn, ký sinh trùng, tắc và loạn chức năng các tuyến đổ ra bờ mi.
Cũng theo bác sĩ Cương, chị em cần lưu ý, lông mi không chỉ có tác dụng thẩm mỹ mà còn giúp bảo vệ mắt, chắn gió, bụi, ngăn cản mồ hôi, nước mưa khỏi lao thẳng vào mắt. Chân lông mi có chất tiết nhiều lipid để bôi trơn lông mi, tránh thấm nước. Sau khi nối thì mi mắt sẽ có cảm giác nặng hơn, khó chịu khi nhắm mở mắt vì mi thật phải cõng thêm hàng mi nối. Không những thế nước dễ chảy thẳng vào mắt vì mi giả không tránh thấm nước.
Không chỉ dán mi, hiện nay một số cơ sở thẩm mỹ cũng quảng cáo dịch vụ cấy lông mi bằng phẫu thuật, một ứng dụng mới của phẫu thuật cấy tóc chữa hói hay rụng tóc. Tuy nhiên theo bác sĩ Cương hiệu quả đến đâu thì là cả vấn đề vì lông có cấu trúc vi thể khác với tóc.
"Theo tôi, tốt nhất là chị em hãy để lông mi của mình một cách tự nhiên. Nhu cầu làm đẹp là điều có thể thông cảm nhưng cũng không nên vì quá để ý đến thẩm mỹ mà quên lo cho đôi mắt. Nếu muốn nối mi thì chị em nên chọn làm ở những cơ sở uy tín", bác sĩ Cương nói.
Thứ bảy, 28 Tháng 7 2012 12:15
Thứ tư, 25 Tháng 7 2012 08:59
Thứ sáu, 20 Tháng 7 2012 16:02
Thứ tư, 18 Tháng 7 2012 15:02
Thứ ba, 17 Tháng 7 2012 14:52
Thứ ba, 17 Tháng 7 2012 12:29
Thứ tư, 30 Tháng 11 2011 06:41
Thứ tư, 30 Tháng 11 2011 03:57
Thứ tư, 18 Tháng 7 2012 15:02
Thứ ba, 17 Tháng 7 2012 12:29
Thứ tư, 25 Tháng 7 2012 08:59
Chủ nhật, 04 Tháng 12 2011 13:13