Khi có biểu hiện khác thường, người bệnh tự kiếm thuốc tra vào mắt. Làm như vậy, có thể tạm thời dễ chịu song không chắc chắn khỏi bệnh, có khi còn nguy hiểm.
Nhiều biểu hiện ở mắt gần giống nhau (xốn, cộm, đỏ, viêm) lại có các nguyên nhân khác nhau. Thí dụ: viêm kết mạc có thể do dị ứng, có thể vi khuẩn, do lậu cầu hay do virút. Một số bệnh mắt có tính đặc trưng hơn như đau nhức nhối (có khi ói mửa), giác mạc phù nề, mắt mờ đi nhanh chóng) như trong tăng nhãn áp (glaucoma) thì có khi chỉ gặp lần đầu trong đời... Vì vậy, người bệnh không thể tự nhận biết bệnh, không thể đánh giá đứng nguy cơ. Trong khi đó, thuốc mắt có nhiều chủng loại. Nhầm lẫn, lạm dụng sẽ gây tai biến.
Thuốc rửa mắt: natrichlorid 0,9% đẳng trương với dịch mắt, sát trùng nhẹ, không gây xót; không độc, có thể tự dùng; song chỉ làm sạch, không có tính chữa bệnh. Sau vài lần dùng mà không thấy đỡ, chứng tỏ mắt không thuần túy bị bụi, ghèn mà có thể có tổn thương hay bệnh do các nguyên nhân khác, cần khám.
Thuốc làm ẩm, trơn mắt: polividon (biệt dược: outculotect) hòa tan thành dung dịch trong suốt, có kích thước phân tử lớn không ngấm qua giác mạc, không có bất cứ dược tính nào; song không gây kích ứng lại có tính làm ẩm, trơn bề mặt mắt. Thường chỉ dùng khi mắt bị khô (do bệnh khác), dùng xen kẽ với các thuốc nhỏ mắt (có gây kích ứng) hay dùng sau phẫu thuật mắt... nhằm hỗ trợ chữa bệnh. Trong chế phẩm có chứa chất bảo quản benzalkonium (có thể gây kích ứng mắt, đổi màu kính sát tròng có natrisulfat (nếu quá lạnh sẽ làm kết tủa polividon).
Thuốc kháng viêm chống dị ứng: hoạt chất là kháng viêm không steroid (biệt dược: indocollyre) hoặc phổ biến hơn là corticoid (dexaclor, polydexa, maxitrol, predfort fluometholon). Corticoid chống dị ứng chống viêm mạnh, dùng đơn độc hay kết hợp với các thuốc khác trong các bệnh mắt (như viêm kết mạc do dị ứng, do nhiễm khuẩn, viêm bờ mi, viêm màng bồ đào...) sẽ làm giảm nhanh triệu chứng, chóng khỏi. Song không cân nhắc cẩn thận sẽ có hại:
Coriticoid ức chế miễn dịch làm giảm hay mất hẳn khả năng đề kháng của mắt. Trong các nhiễm khuẩn mắt nặng, sự giảm khả năng đề kháng của corticoid sẽ giảm hiệu lực làm cho kháng sinh, trầm trọng thêm sự nhiễm khuẩn. Ngay trong các bệnh không do nhiễm khuẩn, coticoid dùng đơn độc đúng liều, thời gian ngắn, sẽ tốt song dùng kéo dài thì sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn nấm, gây đục thủy tinh thể, mờ mắt.
Corticoid gây tích tụ chất glycosaminoglycan, tăng sản xuất chất protein-TIGR (Trabercular meshowrk-Inducible Glucocortcoid Respone) làm bít các lỗ bè, dẫn tới tăng nhãn áp, gây bệnh glaucoma góc mở thứ phát. Tác dụng phụ này xuất hiện sau vài tuần với loại mạnh (biệt dược: dexaclor, polydexa, maxitrol, predfort), sau vài tháng với loại nhẹ (fluometholon); hay gặp hơn với dạng tra trực tiếp vào mắt, thứ đến là dạng tiêm nội nhãn, không mấy khi gặp ở dạng tiêm, uống, khí dung; hay gặp ở người có tiền sử gia đình bị glaucoma nguyên phát, bị cận thị cao, đái tháo đường, bệnh tổ chức liên kết. Biểu hiện rất kín đáo, hầu như không có triệu chứng cơ năng (không đau nhức, không đỏ mắt) nên người bệnh đến muộn, buộc phải phẫu thuật, sau đó chức năng thị giác rất kém. Nếu không chữa sớm sẽ bị mù.
Coricoid còn làm mỏng giác mạc. Nếu bị rách, loét giác mạc mà dùng thuốc tra mắt có chứa corticoid thì sẽ bị thủng giác mạc.
Thuốc chống nhiễm khuẩn: hoạt chất có thể sufamid, kháng sinh thông thường (chloramphenicol, tetracyclin) hay kháng sinh thế hệ mới, phổ rộng, mạnh như các fluoroquinolon (ofloxacin, moxifloxacin).
Một số kháng sinh có phổ kháng khuẩn rất rộng (trong thử nghiệm hay khi dùng toàn thân) nhưng khi nhỏ vào mắt với lượng nhỏ có thể không được như vậy. Nếu dùng chúng lâu dài có thể làm tăng quá mức sự sinh sản các chủng không nhạy cảm, gây kháng thuốc. Thí dụ thuốc mắt moxifloxacin được chỉ định cho viêm kết mạc do nhiễm nhiều loại vi khuẩn nhưng dùng kéo dài lại gây ra sự bội nhiễm kể cả bội nhiễm nấm. Nên dùng kháng sinh đặc hiệu cho mỗi bệnh, khi cần thiết mới dùng loại phổ rộng, trong thời gian vừa đủ (dưới 2 tuần) nếu theo dõi thấy không đáp ứng thì cần khám lại, thay thuốc. Một số kháng sinh có thể gây tác dụng phụ tại chỗ. Ví dụ thuốc nhỏ mắt moxifloxacin có thể làm giảm thị lực, khô mắt viêm giác mạc, cương tụ, đau mắt, ngứa mắt, xuất huyết kết mạc; ít gặp khi dùng liều thấp; hay gặp hơn khi dùng liều cao; sẽ hết khi ngừng thuốc. Do thế, cần dùng xen kẽ với thuốc có tính làm dịu, làm ẩm, giảm kích ứng mắt... nhằm hạn chế sự khó chịu ở mắt. Một phần kháng sinh đưa vào mắt sẽ theo mạch máu vào bên trong. Nếu đùng đúng liều trong thời gian ngắn thì lượng thuốc vào bên trong không đáng kể, không có hiệu ứng toàn thân Nếu dùng liều cao và /hoặc kéo dài quá 2 tuần thì thuốc vào bên trong nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ như khi uống. Điều này thường dễ xảy ra với thuốc có sự thải trừ chậm. Một vài thuốc dễ gây tác dụng phụ toàn thân theo cách này thường có ghi rõ chống chỉ định (ngay trên lọ thuốc mắt). Ví dụ: không dùng thuốc nhỏ mắt chloramphenicol cho trẻ sơ sinh, cho người suy tủy; thuốc mắt cyclofloxacin cho người có thai, cho con bú. Khi dùng thuốc mắt chứa kháng sinh, nếu có bệnh khác cần dùng thêm kháng sinh đường uống, tiêm thì chú ý tránh tương tác không lợi. Ví dụ đang dùng thuốc nhỏ mắt chloramphenicol thì không dùng gentamycin, tetracyclin, cephalosporin, polymycin.
Thuốc mắt phối hợp kháng sinh và corticoid: thường kết hợp một coricoid với một kháng sinh như biệt dược: chrorocid - H (hydocortisol + chloramphenicol); có khi với 2 - 3 kháng sinh như maxitrol (neomycin, polimycin + dexamethson). Hiệu lực và tác dụng phụ thay đổi theo thành phần và tỉ lệ kết hợp. Loại này vì vừa kháng khuẩn vừa kháng viêm, dùng tiện lợi. Tuy nhiên, chỉ khi xét thấy có sự kết hợp phù hợp với yêu cầu chữa bệnh (kháng sinh đủ hiệu quả chống nhiễm khuẩn, corticoid chỉ ở mức kháng viêm mà không giảm nhiều sức đề kháng) thì mới dùng trong một số bệnh nhiễm khuẩn nhẹ như nhiễm khuẩn bán phần trước của mắt.
Trong các trường hợp nhiễm khuẩn mắt nặng (viêm kết mạc do siêu vi, nhiễm nấm, tổn thương nhãn cầu do lao, loét giác mạc, củng mạc...), việc dùng không đúng các biệt dược kết hợp này lại có hại: corticoid làm giảm hiệu lực kháng sinh, làm nặng thêm bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhiễm khuẩn thứ phát (bao gồm cả virút, nấm) làm chậm lành vết thương, từ đó có thể gây ra một số bệnh về mắt (như tăng áp lực nội nhãn tiến triển thành glaucoma, gây tổn thương thị giác, khiếm khuyết thị lực không thường xuyên, hình thành cataract dưới bao phía sau, làm mỏng củng mạc, dẫn đến thủng nhãn cầu...).
Thứ bảy, 28 Tháng 7 2012 12:15
Thứ tư, 25 Tháng 7 2012 08:59
Thứ sáu, 20 Tháng 7 2012 16:02
Thứ tư, 18 Tháng 7 2012 15:02
Thứ ba, 17 Tháng 7 2012 14:52
Thứ ba, 17 Tháng 7 2012 12:29
Thứ tư, 30 Tháng 11 2011 06:41
Thứ tư, 30 Tháng 11 2011 03:57
Thứ tư, 18 Tháng 7 2012 15:02
Thứ ba, 17 Tháng 7 2012 12:29
Thứ tư, 25 Tháng 7 2012 08:59
Chủ nhật, 04 Tháng 12 2011 13:13