Bệnh mắt hột là tình trạng viêm kết mạc - giác mạc mãn tính, gây ra do Clamydia Trachomatis. Bệnh có tiến triển thành dịch, lây lan, đặc điểm là hình thành những hột, và những tổn thương sẹo điển hình ở mắt.
1. Mắt hột là gì?
Bệnh mắt hột là tình trạng viêm kết mạc - giác mạc mãn tính, gây ra do Clamydia Trachomatis . Bệnh có tiến triển thành dịch, lây lan, đặc điểm là hình thành những hột, và những tổn thương sẹo điển hình ở mắt .
2. Hình thức lây lan:
Tình trạng vệ sinh kém là yếu tố cơ bản của sự sinh bệnh, sự lan truyền và mức độ nặng nhẹ của bệnh mắt hột. Mắt hột có ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt ở những nước nghèo, kém phát triển. Bệnh lây truyền chủ yếu do:
- Tay bẩn, nước bẩn
- Dùng chung khăn mặt, thau rửa mặt
- Tắm ao hồ, sử dụng nước ao hồ trong sinh hoạt
- Hoặc do ruồi nhặng đậu từ mắt người này qua mắt người kia.
3. Các triệu chứng của bệnh mắt hột:
Biểu hiện bệnh của mắt hột rất đa dạng, đa hình, có thể từ rất nhẹ, không có triệu chứng gì cả đến những trường hợp bệnh nặng nề, kéo dài dai dẳng, nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến mù lòa. Thông thường khi bị bệnh mắt hột bệnh nhân sẽ có những triệu chứng sau đây:
- Cộm xốn mắt, vướng mắt như có hạt bụi trong mắt
- Ngứa mắt
- Hay mỏi mắt, thường về chiều.
4. Tiến triển của mắt hột:
Bệnh mắt hột có thể biểu hiện từ nhẹ cho đến nặng, những trường hợp nhẹ nhàng không cần điều trị cũng tự khỏi, trường hợp nặng có thể gây biến chứng nguy hiểm cho mắt và đưa đến mù loà. Thông thường chúng ta sẽ gặp hai thể bệnh sau đây:
- Thể nhẹ: (còn gọi là mắt hột đơn thuần) tổn thương chỉ xuất hiện ở lớp biểu mô kết mạc và dừng lại ở đó. Bệnh nhân không có triệu chứng gì, hoặc chỉ ngứa mắt, xốn mắt, mỏi mắt, đôi khi hay chảy nước mắt. Thể này không để lại di chứng và không gây mù. Không điều trị có thể tự khỏi nếu giữ vệ sinh sạch và không bị tái nhiễm.
- Thể nặng: xâm nhập xuống cả những lớp sâu bên dưới của kết mạc mắt. Biểu hiện bệnh trầm trọng, nặng nề và kéo dài, không thể tự khỏi nếu không được điều trị tốt. Có thể gây nhiều biến chứng, như quặm, sẹo giác mạc ...và có thể dẫn đến mù lòa.
5. Biến chứng:
Thông thường mắt hột có thể gây ra các biến chứng sau đây:
- Viêm kết mạc mãn tính: làm cho mắt đỏ, ngứa, cộm quanh năm.
- Lông quặm, lông xiêu :là tình trạng lông mi bị xiêu vẹo, biến dạng, quặp vào cọ xát liên tục vào giác mạc ( là phần trong suốt ở phía trước của mắt ) gây tổn thương, trầy sướt giác mạc, làm mờ đục giác mạc, loét giác mạc, nguy hiểm hơn nếu kết hợp với tình trạng nhiễm trùng sẽ gây viêm mủ nhãn cầu phải khoét bỏ mắt hoặc làm teo mắt và gây mù. Có ba mức độ quặm:
1. Độ 1: lông mi dọa chạm vào giác mạc
2. Độ 2: lông mi đã chạm vào giác mạc
3. Độ 3: lông mi chạm nhiều vào giác mạc, quét trên bề mặt giác mạc.
- Viêm sụn mi: là tình trạng dày lên, xơ hóa, làm biến dạng sụn mi
- Loét giác mạc: bệnh nhân có tình trạng đau mắt, nhức mắt, sợ ánh sáng. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ biến dạng giác mạc gây loạn thị, đục giác mạc và dẫn đến mù lòa.
- Bội nhiễm: thường là do bệnh mắt hột làm cho giác mạc bị tổn thương đề kháng kém với tình trạng nhiễm khuẩn, vì vậy khi bị bệnh mắt hột, mắt của bệnh nhân sẽ sưng, giảm khả năng chống chọi với những thâm nhập từ bên ngoài dễ bị nhiễm trùng, nhiễm siêu vi và cả nhiễm vi nấm, những tác nhân này sẽ dẫn đến viêm giác mạc loét giác mạc, những trường hợp nặng có thể gây mù lòa.
- U hột ở rìa : u hột ở vùng rìa giác mạc lan vào diện đồng tử và có khi có cả trên toàn bộ giác mạc.
- Loạn thị: do sạn vôi và các sẹo mắt hột cọ sát lâu ngày trên giác mạc làm giác mạc gồ ghề, lởm chởm, sai lệch đường đi của ánh sáng vào mắt gây loạn thị, giảm thị lực.
- Khô mắt, khô giác mạc: do các ống tuyến bị teo, giảm tiết dịch. Mắt trắng khô như mắt tượng, mờ hẳn. Khô mắt có thể dẫn tới tình trạng loét giác mạc, thủng giác mạc và gây mù mắt.
- Viêm tuyến lệ, tắc ống dẫn lệ: gây ra triệu chứng mờ mắt, chảy nước mắt sống. Bệnh nhân bị mắt hột có biến chứng sẽ có 3 triệu chứng mà chúng ta hay gọi là tình trạng mắt toét gồm :
+ Trụi lông mi
+ Mắt ướt
+ Bờ mi đỏ.
6. Điều trị:
Cách điều trị mắt hột phổ biến hiện nay là dùng thuốc nhỏ mắt hoặc tra thuốc mỡ vào mắt theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc thường được sử dụng hiện nay là pommade Tetracycline 1%, tra mắt vào ban đêm trong 5 đến 10 ngày liền mỗi tháng kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Kèm theo uống Tetracycline/ Erythromycine / Doxycycline trong 3-4 tuần
Việc điều trị phẫu thuật được đặt ra khi có biến chứng như lông quặm, sẹo giác mạc toàn bộ.......
7. Phòng ngừa:
Mắt hột là bệnh dễ mắc và dễ lây nhiễm, và khi bị bệnh mắt hột chúng ta sẽ có nguy cơ mù lòa vì những biến chứng của nó. Rất may là việc phòng ngừa không khó và chỉ xoay quanh vấn đề VỆ SINH.
7.1. Giữ gìn vệ sinh mắt bằng các biện pháp:
+ Rửa mặt bằng khăn mặt riêng sạch, nước rửa sạch.
+ Giữ tay sạch, không dụi bẩn lên mắt. Rữa tay ngay sau khi đi cầu.
+ Không tắm ao hồ, tránh để nước bẩn bắn vào mắt.
+ Đi đường gió bụi nên đeo kính mát, về nhà nên rửa mặt sạch sẽ
+ Tiêu diệt ruồi nhặng
7.2. Đến khám bác sĩ ngay khi có những triệu chứng khó chịu ở mắt.
7.3. Kiên trì điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
7.4. Để tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra, khi bị bệnh ở mắt không nên đắp hoặc nhỏ bất kỳ thứ gì vào mắt nếu như chưa có chỉ định của bác sĩ.
Thứ bảy, 28 Tháng 7 2012 12:15
Thứ tư, 25 Tháng 7 2012 08:59
Thứ sáu, 20 Tháng 7 2012 16:02
Thứ tư, 18 Tháng 7 2012 15:02
Thứ ba, 17 Tháng 7 2012 14:52
Thứ ba, 17 Tháng 7 2012 12:29
Thứ tư, 30 Tháng 11 2011 06:41
Thứ tư, 30 Tháng 11 2011 03:57
Thứ tư, 18 Tháng 7 2012 15:02
Thứ ba, 17 Tháng 7 2012 12:29
Thứ tư, 25 Tháng 7 2012 08:59
Chủ nhật, 04 Tháng 12 2011 13:13